Chuyện về người “nuôi” máy phát điện

Đầu Cơ Bằng Máy Phát Điện

Hỏi đến Bác “Ba Sang” dân làng nó không ai là không biết, gọi là Ba Sang vì theo như lời mọi người kể lại thì Bác là người “chơi sang” nhất làng vì Bác là người đầu tiên đã giám đầu tư cả một “cơ nghiệp” để đưa máy phát điện về với thôn làng.

Nơi làng quê chiêm trũng nghèo khó, quanh năm chỉ biết bán sức lao động cho vườn cây thửa ruộng, ước mơ nhỏ nhoi của những con người khắc khổ nơi đây là làm sao cơm ăn đủ no ngày hai bữa. Vậy mà không biết Bác Ba nghe lời ai “xúi quẩy” về đùng đùng bán đi ngay bầy lợn lấy tiền giắt lưng lên Thành Phố lớn tậu ngay về một con máy phát điện. Vào cái thủa ấy, khi mà dân làng nào ai đã biết đến máy phát điện là gì. Nó có tác dụng như thế nào? Sử dụng nó ra sao? Quả thật là một vấn đề vô cùng lạ lẫm. Vậy nên khi Bác Ba bán đi cả một “sản nghiệp” để đầu tư mua máy phát điện thì quả thật “sang không ai bằng”. Những người già thì nói “Thằng Ba nó liều quá! Bán cả “cơ nghiệp” đi để mua về cái đống sắt vô tri đó để làm cái gì?” Những người cùng trang lứa như Bác Ba lại cho rằng: “Biết đâu cái vật đó có thể làm thay đổi cả cuộc đời thằng Ba ấy chứ!” Những người không hiểu chuyện thì chế giễu “Thằng Ba làng này đi tiên phong chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi từ nuôi lợn sang nuôi máy phát điện”. Còn đối với lũ trẻ như nó từ ngày đó sảnh ra là “đóng đô” luôn bên nhà Bác để tò mò xem Bác làm gì với cái máy đó.

Đầu Cơ Bằng Máy Phát Điện
Đầu cơ bằng máy phát điện

Từ ngày có máy phát điện gia đình Bác Ba trở nên “sang” nhất xóm và trở nên vô cùng nhộn nhịp. Dân trong xóm tối đến là tập trung trải chiếu tại sân nhà Bác để được thưởng thức thứ ánh sáng lần đầu tiên trong đời được nhìn thấy.

Đây cũng được xem là điểm tập kết của lũ trẻ chúng nó để có thể thỏa mãn những trò chơi thơ dại hay chỉ để lăn ra sân mà ngủ trong ánh sáng mới. Tuy không nói ra nhưng ai cũng mang một ước mơ thầm kín đó là một ngày nào đó gia đình mình cũng được chiếu sáng từ trong nhà ra ngoài ngõ. Từ những buổi tối trò chuyện vô thưởng vô phạt mọi người bắt đầu kiến nghị: “Anh Ba! Không biết có cách nào mà có thể san bớt ánh sáng bên này cho các gia đình trong xóm không nhỉ? Phải đấy Anh Ba tôi nghe người ta nói hình như có thể kéo dây gì gì đó từ bên nhà anh về thì mọi nhà cũng có điện mà” Ngay ngày hôm sau, nhà Bác Ba làm thêm một công việc đó là bán điện cho các gia đình trong xóm. Nhà nào muốn có điện thì mỗi tháng đóng cho Bác “chục nghìn”. Theo như lời Bác thì “Phải có tiền mua nhiên liệu cho máy phát điện “ăn” thì nó mới có thể chạy được”. Bác Ba nuôi máy phát điện để bán cho người dân trong xóm, còn những người dân trong xóm lại “hùn hạp” tiền để “vật cưng” của gia đình Bác có thể hoạt động đều đặn. Chỉ trong vòng nửa năm “nuôi” máy phát điện mà kinh tế gia đình Bác khá giả hơn hẳn. Một lần nữa Bác Ba lại lên Thành Phố lớn, nhưng lần này “sang” hơn rất nhiều, ngoài mang về thêm một máy phát điện mới có công suất mạnh hơn, Bác còn sắm hẳn một chiếc tivi thật lớn.

Bác Ba Giàu Lên Từ Máy Phát Điện
Bác Ba giàu lên từ máy phát điện


Tối tối mọi người dân trong xóm lại tập trung lại nhà Bác nhưng không phải coi máy phát điện mà là coi những bộ phim “chưởng” cực hay mà Bác mang về. Sau vài ngày chiếu phim miễm phí “chiêu dụ” những khán giả trung thành, gia đình Bác Ba lại có thêm một công việc mới đó là phục vụ văn hóa tinh thần. Mỗi lần khán giả muốn được vào trong “rạp” thì phải đóng cho Bác Ba năm trăm đồng đối với người lớn và hai trăm đồng đối với bọn trẻ. Tuy nhiên đôi lúc lũ trẻ chúng nó cũng được đặc cách cho vào “rạp” miễn phí khi chịu khó nhổ cho Bác vài ba sợi tóc ngứa hay hái cho Bác một nắm rau trong vườn. Đối với làng quê nghèo khó đó, vào vài chục năm trước thì rạp chiếu phim của Bác Ba được xem là nơi giải trí sang trọng và thượng lưu nhất. Vậy nên thật không lấy làm khó hiểu khi tối đến “rạp phim” vẫn tập trung thu hút đông đảo “khán giả” hâm mộ. Chỉ trong vài năm “chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi” gia đình Bác Ba trở nên sang nhất làng theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Dân làng vẫn nói đến Bác Ba nhưng theo một cách khác. Người già thì nói: “Thằng Ba công nhận đáo để thật”, những người cùng lứa cho rằng: “Thằng này nhìn thế biết làm ăn. Công nhận nuôi máy phát điện sinh lời nhanh thật! Đã vậy còn không vất vả”. Còn đối với lũ trẻ trong nhận thức của chúng Bác Ba vẫn là chịu chơi nhất làng. Bây giờ cuộc sống dân làng nó không còn như trước, nhà nhà điện đóm sáng trưng, ti vi cũng có nhà có đến vài ba cái và máy phát điện cũng đã trở nên phổ biến và gắn liền với mỗi hộ gia đình. Tuy nhiên, khi nói đến nó dân trong xóm không thể không nhắc đến Bác Ba “sang” người đàn ông “nuôi” máy phát điện giỏi nhất làng.

TAGS: MÁY PHÁT ĐIỆN WEICHAI, SỬA CHỮA MÁY PHÁT ĐIỆN

Xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XNK VÕ GIA

Trụ sở chính: 40/21 Đường HT31, KP1, P. Hiệp Thành, Q.12
ĐT: (028) 6259 4902 – Hotline: 0938.595.888
Kho và xưởng: 990 Quốc Lộ 1A, P Thanh Xuân , Q12, TPHCM
Hotline: 0909 968 122 – 0938.595.888 (Mr Qúy)
Chi nhánh 1: 14 Nguyễn Văn Quỳ, P. Phú Thuận, Q.7, TP HCM
ĐT: (028) 3735 5371 – Hotline: 0983.575.864
Chi nhánh 2: 43 ĐƯỜNG 31, KP3, P. Bình Trưng Đông, Q.2
ĐT: (028) 3735 5368 – Hotline: 0938.149.009
Chi nhánh tại Đà Nẵng: 464 Lê Văn Hiến, Q Ngũ Hành Sơn,, TP. Đà Nẵng
Hotline:0984 547 376
Chi nhánh tại Hà Nội: ¼ Ngõ 1, Định Công, P.Thịnh Liệt, Q.Hoàng Mai
TP.Hà Nội – Hotline: 0909 968 122
Mail: quy@vogia.com.vn
Website: www.mayphatdienvogia.com

Đối tác thu mua phế liệu của chúng tôi như: Thu mua phế liệu Nhật Minh, Thu mua phế liệu Phúc Lộc Tài, Thu mua phế liệu Phát Thành Đạt, Thu mua phế liệu Hải Đăng, thu mua phế liệu Hưng Thịnh, Mạnh tiến Phát, Tôn Thép Sáng Chinh, Thép Trí Việt, Kho thép trí Việt, thép Hùng Phát, giá cát san lấp, khoan cắt bê tông, dịch vụ taxi nội bài
Gọi ngay 1
Gọi ngay 2
Hotline (24/7)
0909 968 122
0938 595 888
DMCA
PROTECTED
Translate »